2. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho tôm nuôi
Trên thực tế việc điều trị bệnh tôm thường chỉ đạt hiệu quả rất thấp do khó phát hiện bệnh kịp thời, khó chẩn đoán bệnh chính xác, không thể xử lý riêng từng cá thể tôm bệnh. Do vậy, cần tập trung vào việc áp dụng đồng bộ tổng hợp nhiều biện pháp phòng bệnh theo 3 hướng:
- Thứ nhất, ngăn chặn và tiêu diệt sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh.
- Thứ hai, nuôi dưỡng đúng kỹ thuật để tôm luôn có sức đề kháng cao.
- Thứ ba, quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường nuôi.
Các biện pháp cụ thể theo 3 hướng mục tiêu phòng bệnh nêu trên như sau:
2.1. Ngăn chặn và tiêu diệt sự xâm nhập, phát triển của mầm bệnh
2.1.1. Tẩy dọn ao kỹ lưỡng trước khi nuôi
Công tác tẩy dọn sau mỗi vụ nuôi gồm các bước sau:
- Nạo vét bùn đáy để loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm lượng chất hữu cơ trong ao, nhất là những ao tôm vừa bị bệnh hay đã nuôi nhiều vụ. Các chất thải phải đưa vào khu vực riêng để xử lý.
- Bón vôi (CaO hay Ca(OH)2) để diệt các tác nhân gây bệnh, ký chủ trung gian mang mầm bệnh và các sinh vật gây hại khác.
- Phơi nắng đáy ao 1 - 2 tuần để tiêu diệt tác nhân gây bệnh tồn tại trong bùn đáy bằng nhiệt độ và tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời.
2.1.2. Xử lý nguồn nước trước khi đưa vào nuôi
Có 3 phương pháp xử lý nước trước khi đưa vào nuôi:
- Phương pháp cơ học: Lọc nước qua túi lọc, lấy nước vào ao chứa để lắng trước khi đưa vào ao nuôi. Phương pháp này không thể diệt triệt để các loại tác nhân gây bệnh nên thường kết hợp với phương pháp hóa học.
- Phương pháp hóa học: Đưa các chất diệt khuẩn vào nước để diệt mầm bệnh. Các loại chất sát khuẩn thường dùng là: Chlorin (20 - 30 gram/m3), Formol (20 - 30 gram/m3), KMnO4 (5 - 10 gram/m3), Iodin (1 - 2 gram/m3) hoặc các chất sát trùng như Mizuphor, Virkon's…, sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Phương pháp sinh học: Sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi như Nitrobacter, Nitrosomonat… để phân giải chất hữu cơ, hấp thụ khí độc và cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại tồn tại trong nước.
2.1.3. Sử dụng tôm giống sạch bệnh
Chỉ sử dụng tôm giống đã được kiểm dịch sạch bệnh.
Nên tắm cho tôm giống trước khi thả nuôi bằng các chất sát khuẩn phù hợp như formol 20 - 50 ml/m3 trong 10 - 20 phút để loại bỏ các loại mầm bệnh bám trên tôm giống.
2.1.4. Sử dụng thức ăn chất lượng tốt và vệ sinh
Sử dụng thức ăn có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, không bị mốc, có nơi bảo quản riêng thức ăn.
2.1.5. Sát trùng nơi cho ăn
Nơi cho ăn thường tập trung thức ăn thừa dễ sinh thối rữa, nhiễm bẩn tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, do đó phải thường xuyên làm vệ sinh bằng cách dọn sạch thức ăn thừa sau 2 - 3 giờ cho ăn, rửa sạch và phơi nắng sàng cho ăn mỗi ngày.
2.1.6. Sát trùng dụng cụ nuôi tôm
Phơi nắng sàng cho ăn mỗi ngày, các loại dụng cụ khác như: lưới, chài, ống xi-phông, cốc, thau… bố trí sử dụng riêng cho từng ao. Nếu dùng chung, phải khử trùng trước khi dùng cho ao khác (sát trùng bằng Chlorine với tỷ lệ 100 - 200 ppm, ngâm ít nhất 1 giờ, sau đó rửa lại bằng nước sạch).
2.1.7. Áp dụng cách nuôi ít thay nước
Xây dựng hệ thống nuôi khép kín, có ao lắng, ao xử lý nước thải. Trong quá trình nuôi chỉ thay nước khi cần thiết nhằm hạn chế tác nhân gây bệnh theo nguồn nước vào hệ thống ao nuôi.
2.1.8. Ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại
Cần có biện pháp xua đuổi, ngăn chặn các loài chim ăn tôm và dùng lưới bao xung quanh ao để ngăn chặn giáp xác (cua, còng) xâm nhập vào ao nuôi.
2.1.9. Kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh bên trong ao
Trong thực tế, các tác nhân gây bệnh luôn hiện diện trong môi trường nuôi và bộc phát khi có điều kiện thuận lợi như ao tích tụ quá nhiều chất hữu cơ, chất độc. Do đó, cần kìm hãm các yếu tố bất lợi phát triển bằng các biện pháp: không nuôi mật độ quá cao, tránh để dư thừa thức ăn, kiểm tra thường xuyên tình hình phát triển tảo trong ao, hạn chế tình trạng tảo tàn đồng loạt, nên định kỳ dùng chế phẩm sinh học xử lý chất thải trong ao và bổ sung vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
2.1.10. Sát trùng nước tôm bị bệnh trước khi thải
Khi gặp tình trạng tôm bị bệnh chết hàng loạt, cần phải thực hiện các biện pháp: Niêm phong ao hoàn toàn, sát trùng nước bằng chlorine (30 - 70 kg/1000 m3 nước), sau 2 - 3 ngày mới được xả nước ra ngoài để hạn chế lây lan bệnh.
2.2. Nuôi dưỡng đúng kỹ thuật để tôm luôn có sức đề kháng cao
2.2.1. Chọn giống khỏe mạnh
Chỉ sử dụng giống đạt các tiêu chuẩn ngành do Bộ Thủy sản ban hành và đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sạch bệnh. Tôm giống cần đồng đều, màu sắc sáng, hoạt động nhanh nhẹn… có khả năng chịu đựng tốt khi kiểm tra sốc formol 100 - 200 ppm đạt tỷ lệ chết ≤ 5%.
2.2.2. Thả mật độ thích hợp
Mật độ thả nuôi thích hợp giúp sử dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên, diện tích mặt nước, hạn chế ô nhiễm môi trường để tôm khỏe mạnh, ít bị bệnh hoặc nếu gặp bệnh thì mức độ nhẹ, khả năng lây lan thấp.
Việc chọn mật độ nuôi khác nhau dựa vào tính phù hợp với mô hình nuôi, loại thức ăn sử dụng, điều kiện ao nuôi, trình độ chuyên môn, quản lý và thiết bị phụ trợ. Thí dụ, khi nuôi quảng canh cải tiến thì chỉ nên thả mật độ 3 - 5 con/m2, nuôi bán thâm canh thả 10 - 20 con/m2, nuôi thâm canh thả 20 - 40 con/m2.
2.2.3. Cho tôm ăn theo phương pháp “4 định”
- Định chất lượng thức ăn: Thức ăn nuôi tôm đảm bảo không bị mốc, không chứa mầm bệnh và độc tố, có thành phần dinh dưỡng đầy đủ, cân đối các chất.
- Định số lượng thức ăn: Lượng thức ăn hàng ngày được tính toán sát hợp với trọng lượng tôm trong ao.
- Định vị trí cho ăn: Thức ăn cần rải đều khắp ao, trừ vùng giữa ao vì đây là nơi tập trung nhiều chất thải.
- Định thời gian cho ăn: Cho tôm ăn vào các giờ nhất định trong ngày để thuận tiện quan sát kiểm tra tình trạng lấy thức ăn của tôm.
2.3. Quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường ao nuôi
Đây là biện pháp phòng bệnh rất quan trọng vì sự xuất hiện bệnh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường.
2.3.1. Thiết kế xây dựng trại, ao nuôi thủy sản phù hợp với công tác phòng bệnh
Vùng đất xây dựng trại nuôi phải có đặc tính chất đất phù hợp với tôm, có đủ nguồn nước sạch, không có nguồn nước thải đổ vào. Ao nuôi có độ sâu thích hợp, giữ nước tốt, có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa lắng, ao xử lý nước thải.
2.3.2. Áp dụng phương thức nuôi luân canh, xen canh
Việc luân canh các đối tượng nuôi khác nhau sẽ giúp cắt đứt sự lưu tồn bệnh giữa các chu kỳ nuôi, cụ thể nếu có điều kiện nên áp dụng phương thức nuôi luân canh tôm-cá hoặc xen canh.
2.3.3. Thường xuyên kiểm tra và xử lý các yếu tố môi trường để duy trì tính thích hợp
Việc kiểm tra các yếu tố môi trường cần thực hiện hàng ngày vào lúc 5 - 6 giờ sáng và những giờ cho tôm ăn. Khi phát hiện có những thay đổi yếu tố môi trường bất lợi cho tôm cần thực hiện ngay các biện pháp xử lý, điều chỉnh.
Thông số cơ bản về các yếu tố môi trường và biện pháp điều chỉnh
TT
|
Yếu tố
|
Thích hợp
|
Không thích hợp
|
Biện pháp điều chỉnh
|
1
|
Nhiệt độ nước
|
28 - 32oC
|
Nhỏ hơn 25oC và lớn hơn 32oC
|
- Chọn mùa vụ nuôi thích hợp.
- Đảm bảo độ sâu nước ao để ổn định nhiệt độ, dao động nhiệt độ trong ngày không quá 5oC.
- Thay nước hoặc điều chỉnh mức nước khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
|
2
|
Độ mặn
|
5 - 350/00.
|
Thay đổi đột ngột trên 5o/oo ngày
|
- Thay nước mới, tuy nhiên cần kiểm tra độ mặn của nguồn nước cấp tương đồng.
- Tháo bớt nước tầng mặt sau khi gặp mưa lớn để ổn định pH, độ mặn.
|
3
|
Độ pH
|
7,8 - 8,3
Biến động trong ngày không quá 0,5
|
Biến động trong ngày > 0,5
|
- Ổn định mật độ tảo thích hợp và độ trong từ 30 - 40 cm.
- Bón vôi CaCO3 hay Dolomite khi pH biến động > 0,5 đơn vị/ngày.
- Thay nước, bón vôi nếu độ pH giảm sau khi gặp mưa.
- Thay nước, diệt bớt tảo, bón đường… khi độ pH quá cao.
|
4
|
Độ trong
|
30 - 40 cm
|
- Độ trong quá cao có liên quan đến tảo nổi kém phát triển, tảo đáy phát triển mạnh.
- Độ trong quá thấp liên quan đến tảo quá nhiều, nước bị ô nhiễm.
|
- Bón thêm phân và vôi khi độ trong quá cao.
- Thay một phần nước, giảm cho ăn, giảm bón phân khi độ trong quá thấp do tảo phát triển mạnh.
- Diệt bớt tảo ở góc ao cuối gió bằng formol 4 - 10 lít/1000 m3 (chỉ thực hiện khi thật cần thiết).
|
5
|
Hàm lượng oxy hòa tan
|
> 3 mg/l
|
< 3 mg/l
|
- Duy trì mật độ tảo thích hợp trong ao nuôi.
- Thay nước, thêm nước mới, tạo dòng chảy bằng cách sục khí, khuấy đảo nước.
- Khi khẩn cấp có thể dùng H2O2 đưa vào nước ao để tạo thêm nguồn ôxy.
|
6
|
Hàm lượng các khí độc
|
H2S < 0,02 mg/l
NH3 < 0,1 mg/l
|
H2S ≥ 0,02 mg/l
NH3 ≥ 0,1 mg/l
|
- Kiểm tra thường xuyên để ngăn chặn hiện tượng tảo tàn.
- Ổn định pH nước trong khoảng 7,5 - 8,5.
- Định kỳ dùng chế phẩm vi sinh hấp thu khí độc.
- Định kỳ dùng các chất có tính ôxy hoá cao để khử các khí độc như BKC, Iodine…
- Khi khẩn cấp cần thay nhanh nước mới để giảm hàm lượng khí độc.
|
7
|
Độ kiềm
|
80 - 150 mg/lít
|
< 80 mg/lít
|
Bón vôi CaCO3, Dolomite, Alkalite
|
Danh mục các hóa chất, chất kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, bảo quản, chế biến thủy sản
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Tên hóa chất, kháng sinh
|
Đối tượng áp dụng
|
1
|
Aristolochia spp và các chế xuất
|
Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến.
|
2
|
Chloramphenicol
|
3
|
Chloroform
|
4
|
Chlorpromazine
|
5
|
Colchicine
|
6
|
Dapsone
|
7
|
Dimetridazole
|
8
|
Metronidazole
|
9
|
Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
|
10
|
Ronidazole
|
11
|
Green Malachite (Xanh Malachite)
|
12
|
Ipronidazole
|
13
|
Các Nitroimidazole khác
|
14
|
Clenbuterol
|
15
|
Diethylstilbestrol (DES)
|
16
|
Glycopeptides
|
17
|
Trichlorfon (Dipterex)
|
18
|
Gentian Violet (Crystal violet)
|
19
|
Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)
|
20
|
Trifluralin và các sản phẩm có chứa Trifluralin được qui định tại Thông tư 64/2010/TT-BNNPTNT ngày 4 tháng11 năm 2010 của Bộ NN&PTNT
|
21
|
Cypermethrim
|
22
|
Deltamethrin
|
23
|
Enrofloxacin
|
Danh mục hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Tên hóa chất, kháng sinh
|
Dư lượng tối đa (MRL) (ppb)
|
1
|
Amoxicillin
|
50
|
2
|
Ampicillin
|
50
|
3
|
Benzylpenicillin
|
50
|
4
|
Cloxacillin
|
300
|
5
|
Dicloxacillin
|
300
|
6
|
Oxacillin
|
300
|
7
|
Oxolinic Acid
|
100
|
8
|
Colistin
|
150
|
9
|
Diflubenzuron
|
1000
|
10
|
Teflubenzuron
|
500
|
11
|
Emamectin
|
100
|
12
|
Erythromycine
|
200
|
13
|
Tilmicosin
|
50
|
14
|
Tylosin
|
100
|
15
|
Florfenicol
|
1000
|
16
|
Lincomycine
|
100
|
17
|
Neomycine
|
500
|
18
|
Paromomycin
|
500
|
19
|
Spectinomycin
|
300
|
20
|
Chlortetracycline
|
100
|
21
|
Oxytetracycline
|
100
|
22
|
Tetracycline
|
100
|
23
|
Sulfonamide (các loại)
|
100
|
24
|
Trimethoprim
|
50
|
25
|
Ormetoprim
|
50
|
26
|
Tricainemethanesulfonate
|
15 - 330
|
27
|
Danofloxacin
|
100
|
28
|
Difloxacin
|
300
|
29
|
Ciprofloxacin
|
100
|
30
|
Sarafloxacin
|
30
|
31
|
Flumequine
|
600
|
(Hết)